Hoàn cảnh ra đời của Công xã Công_xã_Paris

Bàn luận về chiến tranh trong 1 quán cà phê Paris, The Illustrated London News ngày 17/9/1870

Cuối tháng 6/1870, Đệ Nhị Đế chế Pháp bước vào thời kỳ khủng hoảng. Cũng mùa hè 1870, nước Pháp bước vào cuộc chiến với Phổ. Do chỉ huy yếu, thua kém về vũ khí, các chiến lược sai lầm... Pháp nhanh chóng bị Phổ đánh bại. Tháng 9/1870, hoàng đế Napoléon III thất trận ở chiến trường Sedan phải đầu hàng thủ tướng nước PhổOtto von Bismarck. Ngày 4/9, nhân dân Paris nhận được tin, tự phát nổi dậy tràn vào Điện Bourbon, hô lớn: "Phế truất hoàng đế", "Cộng hòa muôn năm". Chiều ngày hôm đó, 1 chính phủ lâm thời được thành lập mang tên Chính phủ vệ quốc. Tướng Louis Jules Trochu, 1 người có tư tưởng bảo hoàng, nguyên thống đốc Paris, được cử làm Bộ trưởng Bộ chiến tranh và đứng đầu chính phủ mới.[7]

Quân đội Phổ, sau chiến thắng ở trận Sedan, tiếp tục tiến về Paris. Khi thủ đô bị vây hãm vào gần cuối tháng 9, thành phố vẫn còn 246.000 vệ binhthủy quân cùng 125.000 vệ quốc quân. Chính phủ tổ chức thêm 200 tiểu đoàn vệ quốc quân, cộng với 60 tiểu đoàn vốn có từ thời Đệ nhị đế chế. Lực lượng này bao gồm chủ yếu các thợ thủ côngcông chức nhỏ. Trong khi đó, quân đội Pháp vẫn tiếp tục thua cuộc. Ngày 27/10, 15 vạn quân Pháp ở thành Metz do tướng François Achille Bazaine chỉ huy đầu hàng. Nhân dân Paris với quyết tâm cố thủ, phản đối việc chính phủ mới đàm phán với phía Phổ, tập trung trước tòa thị chính hô lớn: Đả đảo Trochu! Không đàm phán![7] Jules Favre, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Chính phủ Vệ quốc, đã bí mật ký thỏa thuận hòa ước với Otto von Bismarck.

Từ ngày 23/1/1871, Chính phủ của Trochu bắt đầu đàm phán với Phổ lại cung điện Versailles. Đến ngày 28/1, Chính phủ Pháp ký hiệp định đình chiến, chấp nhận các điều kiện của phía Phổ. Theo các điều khoản đình chiến này, cuộc bầu cử Quốc hội Pháp sẽ được tổ chức vào 8/2/1871 và sau đó Quốc hội sẽ ký hòa ước. Đúng như dự đinh, Quốc hội mới được thành lập vào đầu tháng 2 với 750 nghị viên. Phần lớn trong số này thuộc tầng lớp phú ông, địa chủ và có tới 450 người thuộc phái bảo hoàng.[8] Adolphe Thiers trở thành Thủ tướng và Jules Favre tiếp tục giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ngày 28/2, Thiers gặp Bismarck và ký kết các điều khoản hòa ước:

  • Nước Pháp bồi thường chiến phí 5 ngàn triệu franc.
  • Các pháo đài Paris bị quân Đức chiếm đóng cho tới khi Pháp nộp 500 triệu đầu tiên.
  • Lãnh thổ phía Đông bị chiếm đóng cho tới khi Pháp hoàn thành hết khoản bồi thường.
  • Alsace và 1/3 Lorraine thuộc về Đức.
  • Quân Phổ vào chiếm đóng Paris.

Phản đối hòa ước, trước ngày quân đội Phổ tiến vào Paris, dân chúng và vệ quốc quân đã chiếm 227 khẩu đại bácsúng liên thanh chuyển về MontmartreBelleville. Trước sự chống cự này, quân đội Phổ chỉ chiếm 1 phần Paris và ở lại trong 62h đồng hồ. Ngày 15/2, 215 trong tổng số 270 tiểu đoàn vệ quốc đã thành lập Liên minh Quân đội Vệ quốc, đứng đầu là Ủy ban Trung ương Vệ quốc. Ủy ban này gồm đại biểu ở tất cả các đơn vị, có cả những người xã hội và những hội viên của Quốc tế thứ nhất. Ngày 24/2, Ủy ban tổ chức 1 cuộc tuần hành trước nhà tù Bastille để kỷ niệm Đệ nhị Cộng hòa.[8]

Giữa tháng 3/1871, Quốc hội hạ lệnh tước vũ khí quân vệ quốc. Cuộc chiến ngày 18/3 giữa Chính phủ Versailles và quân vệ quốc là ngòi nổ trực tiếp cho Công xã Paris.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Công_xã_Paris http://www.amazon.com/dp/B000GYI3JA http://www.encyclopedia.com/doc/1E1-CommuneP.html http://www.runmuki.com/paul/writing/marx.html http://www.library.northwestern.edu/spec/siege/ind... http://dwardmac.pitzer.edu/ANARCHIST_ARCHIVES/pari... http://perso.club-internet.fr/lacomune/pages/paren... http://web.archive.org/20020216141709/www.geocitie... http://www.commune1871.org/bulletins/base/bulletin... http://www.infoshop.org/faq/secA5.html#seca51 http://libcom.org/history/articles/paris-commune-1...